Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Tam quốc diễn nghĩa - Khổng Minh dùng Long Trung Đối Sách chia ba thiên hạ

Tam quốc diễn nghĩa - Khổng Minh dùng Long Trung Đối Sách chia ba thiên hạ




Vào thời suy tàn của nhà Hán, khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán, quá tin dùng giới hoạn quan, gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp,và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, năm 184, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra. Hà Tiến chỉ huy các quan đại thần đi trấn áp, chẳng mấy chốc dập tắt cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng. nhờ đó mà nhậm được chức đại tướng quân của triều đình. Sau khi Hán Linh Đế mất, vào tháng 5 năm 189, Hà Tiến lập Hán Thiếu Đế kế vị. Hà Tiến lại có mâu thuẫn với bọn hoạn quan, nên muốn diệt trừ  để có uy quyền tuyệt đối trong triều. Hà Tiến lấy chuyện này bàn với Viên Thiệu. Viên Thiệu khuyên Hà Tiến, nên triệu tập các trấn khắp cả nước vào Lạc Dương diệt hoạn quan. Tháng 8 năm 189, khi mà mưu đồ diệt hoạn quan của Hà Tiến chưa thành, thì ông lại mắc mưu của đám hoạn quan, bị chúng lừa vào cung Trường Lạc và ám sát. Liền sau đó các quan đại thần do Viên Thiệu cầm đầu, đem quân vào cung diệt sạch đám hoạn quan này.
Trong số các quan lại nhận lệnh Hà Tiến để diệt hoạn quan, có Đổng Trác là thứ sử Tây Lương. Đổng Trác nhân cơ hội này, vào kinh làm loạn triều đình. Năm 190, ông ta phế truất Hán Thiếu Đế, và lập Trần Lưu Vương lên làm hoàng đế, rồi làm tướng quốc nắm hết quyền triều chính vào tay mình.
Hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác khiến quan lại vô cùng phẫn nộ. Họ hội quân với Viên Thiệu, để diệt Đổng Trác. Tào Tháo, Tôn Kiên, Lưu Bị, cũng đi theo liên quân diệt gian tặc. Lữ Bố thường xuyên được Đổng Trác sai đi trấn áp, có lần một mình Lữ Bố đấu với cả ba anh em Lưu Quan Trương, nhưng sau đó phải rút lui vì kiệt sức. Năm 191, liên quân Viên Thiệu đã tập trung dưới chân thành Lạc Dương. Nghe theo lời của mưu sĩ Lý Nho, Đổng Trác phải bắt hoàng đế, quan lại, xua hàng trăm vạn dân chúng từ Lạc Dương về Trường An, lập kinh đô riêng, sau đó phóng hỏa thiêu cháy Lạc Dương, rồi bỏ chạy. Liên quân 18 lộ chư hầu do Viên Thiệu lãnh đạo tiến vào Lạc Dương.
Trong lúc đó, các quan lại trong liên quân chống Đổng Trác, lại lục đục nội bộ, các quan lại quay về địa phương của mình, và bắt đầu giao chiến với nhau, quên cả chuyện quan trọng là diệt Đổng Trác. Nhiều anh hùng như Tào Tháo và Lưu Bị, mặc dù chưa chính thức được ban tước và quân, cũng bắt đầu xây dựng lực lượng riêng.
 Cuối cùng năm 192, Đổng Trác bị hạ sát bởi Lữ Bố, do cùng giành giật mỹ nữ Điêu Thuyền.
Không lâu sau khi Đổng Trác chết, Lý Thôi và  Quách Dĩ chiếm được Trường An, buộc Lã Bố phải bỏ trốn. Lý Thôi và Quách Dĩ nắm vua Hiến Đế thay Đổng Trác. Năm 195, Hán Hiến Đế đành triệu Tào Tháo đem quân vào Trường An cứu giá, cả Lý Thôi và Quách Dĩ đều bị Tào Tháo đánh bại.  Sau đó Tào Tháo diệt được Viên Thuật và Viên Thiệu, trở thành thế lực Bắc Ngụy.
Tôn Kiên, cha của tôn sách và tôn quyền, lợi dụng lúc lộn xộn, đã lấy được ngọc tỷ truyền quốc. Năm 196, Tôn Sách đánh bại được Lưu Do, buộc hắn phải trốn chạy về Kinh Châu nương nhờ Lưu Biểu. Ngay sau đó thế lực Nghiêm Bạch Hổ, cũng bị Tôn Sách đánh bại. Nhờ đó, Tôn Sách làm chủ Giang Đông. Trở thành thế lực Đông Ngô.
 Lưu Bị, lập được căn cứ ở Nhữ Nam, hai anh em của ông ta là Quan Vũ và Trương Phi cũng tìm đường theo về. Năm 201, Lưu Bị tự đem quân đi tấn công Tào Tháo, nhưng bị thất bại, Lưu Bị bèn tới Kinh Châu, nhờ Lưu Biểu là một người anh họ xa của Lưu Bị cho lánh nạn. Tại đó Lưu Bị được Từ Thứ tiến cử Gia Cát Lượng. Sau ba lần đến thăm lều cỏ của Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã chiêu mộ được ông ta làm mưu sĩ. Hai lần đầu tiên, Gia Cát Lượng lấy cớ đi có việc để từ chối gặp khách. Chỉ có lần cuối cùng, vì cảm kích bởi sự chân thành và kiên trì của Lưu Bị, mà Gia Cát Lượng mới quyết định theo phò tá. Gia Cát Lượng tự Khổng Minh, với tài mưu lược của mình đã giúp Lưu Bị vực dậy và trở  thành thế lực  Tây Thục.

Từ đó, Tình trạng giằng co giữa ba thế lực Ngô, Thục, Ngụy, kéo dài triền miên, tạo nên cảnh thây chất đầy đồng, máu chảy thành sông làm hàng triệu người bỏ mạng, nhân dân đồ thán,  kinh tế suy tàn, lầm than đói khổ. Sau đó, Nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa, chấm dứt sau gần một thế kỷ đầy xung đột.


Cuộc chiến kéo dài nhiều năm giữa Ngụy và Thục, thì phía Ngụy liên tục đổi ngôi. Nhà họ Tào ngày một yếu thế. Họ Tư Mã ở nước Ngụy liên tục lớn mạnh. Năm 263, Tư Mã Chiêu đem quân diệt Thục, bắt Lưu Thiện. Khương Duy tiếp tục tiến hành chiến dịch của Gia Cát Lượng, chống lại Tào Ngụy, ngay cả sau khi Lưu Thiện đầu hàng. Khương Duy bày mưu kích động xung đột giữa hai tướng lớn phía Ngụy. Kế sách này đã tiến rất sát đến thành công. Thật không may, bệnh tim bộc phát ngay giữa trận đánh cuối cùng. Ông liền dùng kiếm tự vẫn, đánh dấu kháng cự cuối cùng của nhà Thục Hán.
Sau khi Tư Mã Chiêu qua đời, Tư Mã Viêm kế nghiệp. Cuối cùng, vào thời Tào Hoán, cháu đại thần Tư Mã Ý  Tư Mã Viêm bắt Tào Hoán nhường ngôi giống như Tào Phi đã từng ép Hiến Đế, tức là Tấn Vũ Đế. Tấn Vũ Đế sau đó lập ra nhà Tấn vào năm 265.

Vua cuối cùng của Ngô là Tôn Hạo, đến năm 280 bị Tấn Vũ Đế đánh bại. Cả ba vua cuối cùng của ba nước là Tào Hoán, Lưu Thiện và Tôn Hạo, được sống cho đến tận cuối đời. Và thế là thời đại Tam Quốc cuối cùng cũng chấm dứt sau gần một thế kỷ đầy xung đột.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét